Núi lửa Agung trên đảo Bali (Indonesia) bất thình lình hoạt động những ngày cuối tháng 11, với cột khói bốc cao lên đến 4 km. Các hãng hàng không buộc phải hủy các chuyến bay trong ba ngày qua.
Trong số 2.000 du khách bị ảnh hưởng bởi sự cố này có 7 người VN. Theo chị Hương, một người trong nhóm, ngay sau khi biết thông tin núi lửa phun trào qua tin nhắn của hãng hàng không, nhóm trở về sân bay thì thấy tất cả các chuyến bay đều bị hủy, các phòng khách sạn ở Bali rơi vào tình trạng quá tải. Hàng nghìn du khách không thể về nhà.
Đoàn khách VN du lịch Bali đúng thời điểm núi lửa phun. Ảnh: ĐSQ nước ta tại Indonesia.
Nhóm người Việt liên hệ với Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia để được giúp đỡ và được tư vấn đi theo hai đường: đi xe buýt từ Bali đến Surabaya (thành phố lớn thứ hai của Indonesia), tiếp đến đi máy bay từ Surabaya về Jakarta hoặc đi phà từ Bali đến Lombok và bay từ đây về Jakarta. Để có thể di chuyển liên tục và không phụ thuộc vào phương tiện, cả nhóm quyết định rời khỏi hòn đảo bằng ôtô đến sân bay gần nhất là Surabaya để đáp máy bay về thủ đô Jakarta.
"Sau 13 tiếng đi xe thâu đêm hết đường bộ lại đường thủy, cuối cùng cả đoàn đã đến sân bay Juanda gần thành phố Surabaya thuộc đảo Java, cách đảo Bali 500km. May mắn rằng các bạn Indonesia đã liên hệ và kiếm được vé cho đoàn mình về thủ đô Jakarta để tiếp tục bay về Hà Nội. Tình hình núi lửa vẫn tiếp tục phun khói nên các chuyến bay tại sân bay Denpasar ở đảo Bali vẫn bị hoãn", chị Hương cho biết.
Nhóm đã về tới Jakarta an toàn. Ảnh: ĐSQ VN tại Indonesia
Tối 27/11, cả nhóm đã an toàn đặt chân tới thủ đô Jarkarta, cách đảo Bali gần 1.200 km.
Chị Thanh Hằng chia sẻ, hiện các thành viên tâm lý đều đã ổn định, yên tâm tận hưởng những ngày nghỉ cuối cùng trong chuyến du lịch Indonesia. Đoàn cũng đang đi mua sắm trước khi lên máy bay về Việt Nam. Chị cho biết cả đoàn đã nhận được sự hỗ trợ kịp thời của Đại sứ quán VN tại Indonesia và các tình nguyện viên bản xứ.
Sự cố núi lửa phun trào tại các quốc gia có địa hình đặc biệt như Indonesia hay các đất nước quanh Thái Bình Dương, đảo Hawaii, khu vực Nam Mỹ… không phải là hiếm. Do đó, du khách tới những khu vực này cần trang bị cho mình đầy đủ kiến thức. Điều quan trọng nhất là cần ghi nhớ số điện thoại của Đại sứ quán VN tại quốc gia sở tại, lưu trong cả các thiết bị điện tử lẫn trên giấy, phòng trường hợp máy hết pin, hỏng. Và du khách cần liên hệ ngay khi phát hiện mình đang ở vùng không an toàn hoặc bị mắc kẹt. Ngoài ra, có một vài kinh nghiệm khác bạn cần để ý.
Một số kinh nghiệm khắc phục sự cố núi lửa khi đi du lịch
– Luôn mang theo bên mình các đồ dùng cần thiết như đồ băng bó cá nhân, nước uống, sạc dự phòng, bản đồ…
– Luôn để ý tới các thông tin của nhà chức trách địa phương như trên TV, bảng thông báo trên tuyến đường phố, báo địa phương, các trang mạng xã hội, đài phát thanh, còi báo động… Nhiều người không có thói quen này nên có thể bỏ qua các thông báo quan trọng.
– Nếu chủ đích thám hiểm ngọn núi lửa, bạn cần tham khảo ý kiến chính quyền địa phương và các khuyến nghị cảnh báo của họ. Ngoài vật dụng cần thiết, bạn còn cần phải mang theo khẩu trang và kính bảo hộ để bảo vệ khuôn mặt và giúp bạn hít thở dễ dàng. Luôn mang theo nước, quần áo dài tay.
Lần Vừa mới đây nhất núi lửa Agung phun trào là năm 1963 khiến 1.600 người thiệt mạng. Núi Agung bắt đầu hoạt động trở lại hôm 25/11, 25.000 người phải sơ tán. Người dân sống trong bán kính hơn 7km được khuyến cáo rời đi.
Tham khảo cong ty du lich uy tín, chất lượng tại đây
– Khi gặp tình huống xấu cần tuân thủ nghiêm ngặt theo các chỉ dẫn của nhà chức trách như ở yên trong nhà, tránh xa 1 số vùng nhất định hoặc di tản để bảo đảm an toàn của bản thân.
– Khi chưa tìm kiếm được sự trợ giúp, bạn cần tìm vùng trên cao để trú ẩn, đây là nơi sẽ có tỷ lệ an toàn cao hơn ở dưới thấp, do dòng dung nham sẽ chảy theo hướng từ đỉnh núi xuống. Cách tốt nhất là đi càng xa càng tốt, do các cơn mưa bụi đá có thể bao phủ một khu vực rộng lớn, gây sát thương. Nếu lâm vào "đám mưa" này, bạn cần cúi xuống, bảo vệ đầu và mắt bằng cách dùng tay ôm đầu hoặc che chắn bằng balo hoặc bất cứ thứ gì xung quanh.
– Tránh tiếp xúc với khí độc bằng cách đeo mặt nạ, còn nếu không có có thể thay thế bằng khăn nhúng nước ấm và bịt lên miệng và mũi.
Theo ngoisao.net